0292.383.8080  | 

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN ( FOOD POISONING)

NGỘ ĐỘC THỨC ĂN ( FOOD POISONING)
Cập nhật 21/01/2024

Xuân về, ngoài việc hòa mình vào tiết trời đầu năm cảm nhận những chuyển thay của đất trời trong không khí yên bình ấm áp,nghĩ những việc mình đã làm để lại cho cuộc sống ( chăm sóc tâm hồn) chúng ta không quên việc quan tâm chăm sóc sự phát triển thể chất đặc biệt khi đến các vùng đất xa lạ mà nguồn thức ăn không rõ ràng. Phòng khám Âu Cơ mong muốn mang lại những điều thông tin cơ bản hữu ích, giúp quý phụ huynh hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

 Ngộ độc thức ăn là một loại bệnh lý " tự miệng" gồm: Nhiễm trùng và nhiễm độc khi con người dung nạp thức ăn và nước giải khát. Nguyên nhân có thể là vi khuẩn hoặc các chất hóa học có hại trong thức ăn hoặc thức uống.

Các triệu chứng ngộ độc thức ăn thường là đau bụng, tiêu chảy và nôn ói

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi ăn phải thức ăn nhiễm độc. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và không cần phải  điều trị.

Thỉnh thoảng ngộ độc thức ăn có thể gây nguy hiểm và có biến chứng phức tạp.

Những triệu chứng

Triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lý. Nó có thể xuất hiện từ vài giờ đến vài tuần sau bao gồm:

- Đau dạ dày, Nôn ói

- Tiêu chảy, Tiêu chảy phân có máu

- Đau quặn bụng từng cơ

- Sốt

- Nhức đầu

Một số ít trường hợp có thể biểu hiện lên triệu chứng thần kinh và có thể gây ra tình trạng nguy hiểm.

Các triệu chứng bao gồm:

- Thị lực giảm, nhìn thấy hai ảnh ( hình đôi- double vision).

- Nhức đầu

- Nhược cơ ở chi

- Có vấn đề với nuốt

- Ngứa hoặc dị ứng da

- Uể oải

- Thay đổi giọng nói

Thăm khám bác sĩ

+ Đối với trẻ nhủ nhi và em bé:

Nôn ói và tiêu chảy có thể nhanh chóng gây ra tình trạng mất nước ở trẻ nhỏ. Điều này có thể gây tình trạng nguy hiểm cho trẻ

Đến bác sĩ khi trẻ có các triệu chứng nôn ói và tiêu chảy đi kèm:

- Lừ đừ,  Khát nhiều, Tiểu ít

- Mệt mỏi, Hoa mắt, chóng mặt

- Tiêu chảy nhiều lần quá nhiều lần trong ngày

- Ói thường xuyên

- Phân có đàm máu

- Phân có màu đen hoặc màu hắc ín

- Đau nhiều vùng dạ dày và trực tràng

- Sốt ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi; hoặc sốt trên 38.9 độ C

- Tiền sử có sử dụng thuốc

+ Người lớn:

Đối với người lớn sẽ đến bác sĩ trong một số trường hợp:

- Triệu chứng của hệ thống thần kinh như nhìn đôi, yếu cơ, Lừ đừ

- Ngứa râm rang

- Sốt trên 39.4 độ

- Nôn ói liên tục, Tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày

- Các triệu chứng mất nước: Khát, môi khô, tiểu ít, yếu cơ trầm trọng, nhìn đôi hoặc không nhìn rõ

Những nguyên nhân:

Nhiều vi khuẩn hoặc vật nguy hại ( ô nhiễm)  có thể là nguyên nhân  vi khuẩn, virus, vi sinh vật ( ít khi là hóa chất). Thức ăn và nước bị ô nhiễm chứa bất cứ các loại dưới đây:

- Vi khuẩn, Virus

- Ký sinh trùng có thể sống trong đường ruột

-Độc tố từ vi khuẩn- Dụng cụ chứa thức ăn có độc tố.

 Hiểu về các thuật ngữ:

Thuật ngữ "ngộ độc thức ăn" được sử dụng chung để mô tả tất cả trường hợp bệnh tật vì thức ăn bị nhiễm khuẩn:

- Bệnh lý Nhiễm khuẩn thức ăn ( foodborne illnesses) có nghĩa là tất cả các bệnh lý từ bất kỳ thức ăn hay thức uống bị bội nhiễm

- Bệnh lý ngộ độc thức ăn ( food poisoing) có nghĩa chuyên biệt về tình trạng có độc chất trong thức ăn. Ngộ độc thức ăn  là một trường hợp của bệnh lý nhiễm khuẩn thức ăn

Bằng cách nào để thức ăn bị nhiễm khuẩn:

Thức ăn có thể bị bội nhiễm ở bất cứ thời điểm từ nông trại hoặc nơi nuôi cá đến bàn ăn tại nhà. Vấn đề có thể bắt đầu trong suốt quá trình phát triển, thu hoạch, đánh bắt cá, tiến trình bảo quản, mang đi và chuẩn bị.

Thức ăn có thể bị nhiễm bất kỳ nơi nào mà chúng ta chạm vào thức ăn, bởi vì:

  • Ít khi rửa tay: Phân có thể còn lại trên tay sau khi chúng ta sử dụng nhà vệ sinh có thể bội nhiễm thức ăn.( chúng ta chuẩn bị thức ăn hoặc dùng thức ăn)
  • Không vệ sinh và khu vực ăn uống: Không làm vệ sinh các dụng cụ ăn uống hoặc dụng cụ tại nhà ăn
  • Trữ thức ăn : Thức ắn được lấy ra trong thời gian dài với nhiệt độ phòng không phù hợp và có thể trở nên bị nhiễm khuẩn. Thức ăn để trữ tại tủ lạnh quá lâu không đun lại, thức ăn được trữ lại trong ngăn đá phải rã đông trước khi đun sôi

Những nguyên nhân thường gặp:

Nguyên nhân

Thời gian khởi phát

Nguyên nhân thường gặp

Campylobacter

2-5 ngày

Đồ chưa chín, thịt gia cầm không nấy, cá sống các chế phẩm từ sữa, sữa chưa được tiệt trùng , nước uống bị ô nhiễm

Clostridium botulinum

( bacterium)

18-36 giờ ở TE, 3-30 ng ở NL

Ở trẻ em : Mật ong và người làm ra hủ mật ong, đồ ăn trong hộp, đồ ăn lên men, những thức ăn đã được pha chế có dầu, cá và các loại rau quả trong hộp

Clostridium perfringens

6-24 giờ

Các loại thịt, gia cầm, thủy hải sản và nước source, đồ ăn không giữ nóng vừa đủ khi phục vụ cho một nhóm đông . Thức ăn để bên ngoài nhiệt độ phòng quá lâu

Escherichia coli, commonly called E. coli (bacterium)

3 to 4 ngày. (Có thể, 1 to 10 ngày).

Thịt tái , sưa và nước ép bị nhiễm bẩn, các sản phẩm từ bơ sữa, nước bị nhiễm bẩn và chú ý có sự tiếp xúc với nhà vệ sinh mà không rửa tay

Giardia lamblia (parasite)

1-2 tuần

Thức ăn và nước uống vơi phân mang ký sinh trùng. Thường xuyên rửa tay để chống nhiễm ký sinh trùng.

Hepatitis A (virus)

15-50 ngày

Thịt sống, hải sản sống , trái cây và các loại thức ăn không cần nấu đều có thể gây ra viêm gan siêu vi A.

Listeria (bacterium)

9 to 48 giờ để gây bệnh lý tiêu hóa. 1 đếb 4 tuần để gây tổn thương phần khác của cơ thể.

Xúc xích, thịt hộp, sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại thức ăn đã để lâu trong tủ lạnh, thức ăn rã đông và trái cây, rau tươi..

Norovirus (virus)

12-24 giờ

Sò, tôm và trái cây,rau củ chuẩn bị để ăn như salads,sandwiches va chạm bởi những bàn tay nhiễm khuẩn từ Nước và thức ăn bị ô nhiễm bời chất ói và phân của người đã nhiễm trước đó

Rota virus

18-36 giờ

Thức ăn, nước uống hoặc các thức ăn làm bằng tay không rõ chất lượng, dễ bị ô nhiễm

Salmonella (bacterium)

6 giờ đến 6 ngày

Thịt gia cầm, trứng và các chế phẩm khác, trái cây tươi, rau, thịt, hạt các sản phẩm từ hạt..

Shellfish poisoning (toxin)

30-60 phút.có thể đến 24 giờ

Các loại hải sản ngay cả nấu chín vẫn có thể được đánh bắt từ các vùng nước ô nhiễm với độc tố

Shigella (bacterium)

Thường từ 1-2 ngày có thể đến 7 ngày

Tiếp xúc với người bệnh. Thức ăn  và nước uống bị ô nhiễm với phân người bị bệnh đặc biệt là thức ăn công nhân thường bị nhiễm Shigella.

Staphylococcus aureus (bacterium)

30 phút đến 8 giờ

Thức ăn, trứng và salad, khoai tây salad hoặc pastries với kem điều này bị để bên ngoài lâu ( không đưa vào tủ lạnh). Thức ăn nhiễm vi khuẩn thường được thấy trên da.

Vibrio (bacterium)

2-48 giờ

Thịt sống các hải sản sống đặc biệt là hàu sống, nước thải, cơm, trái cây tươi và rau.

 

Yếu tố nguy cơ:

Bất kỳ ai có thể ngộ độc thức ăn. Một số người có thể bị ốm và bị bệnh cũng như những biến chứng nguy kịch. Một số người có nguy cơ nặng:

- Trẻ em

- Phụ nữ mang thai

- Người già

- Có những người có hệ miễn dịch kém tùy thuộc sự nhiễm trùng và điều trị.

Biến chứng

Trong một số trường hợp người lớn có sức khỏe lướt qua rất nhanh không có biến chứng. Biến chứng ít gặp bao gồm:.

Mất nước

Biến chứng thường gặp nhất là mất nước. Có thể gây ra mất nước và điện giải nhiều nhất là có tình trạng nôn và tiêu chảy nhiều.

Hầu hết những người lớn có thể uống đủ nước để ngăn sự mất nước. Trẻ em, người già, người với hệ miễn dịch yếu sẽ không có khả năng thay thế lượng dịch mà họ mất và họ thường dễ bị mất nước.

Những người mất nước nặng cần được đưa vào bệnh viện, thiếu nước có thể gây tổn thương đa cơ quan, những bệnh lý nguy kịch và có thể dẫn đến tử vong.

Biến chứng hệ thống của bệnh lý

Một số trường hợp có thể lan truyền khắp cơ thể và cũng có thể gây nhiễm trùng hệ thống, những trường hợp này thường gặp ở người già, suy giảm miễn dịch và những người mắc bệnh lý khác. Nhiễm trùng hệ thống từ nhiễm trùng thức ăn có thể gây ra :

  • Nhồi máu thận: coli có thể hình thành nên các cục máu đông và block dòng lọc qua thận.Tình trạng này gọi là hội chứng hemolytic uremic Ít gặp hơn là các trường hợp suy thận cấp do lọc chất bẩn từ máu. Ngoài ra, Một số vi khuẩn, virus có thể gây nên tình trạng này.
  • Du khuẩn huyết: Vi khuẩn trong máu sẽ đến các bộ phận khác của cơ quan.
  • Viêm màng não: Viêm màng não gây tổn thương phần màng và dịch quanh não  và tủy sống
  • Nhiễm khuẩn huyết: Là tình trạng đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch gây tổn thương các cơ quan

Biến chứng ở phụ nữ mang thai:

Bệnh lý đặc biệt nhiễm từ vi khuẩn listeria trong suốt thai kỳ có thể để lại hậu quả:

- Sẩy thai

- Nhiễm trùng huyết ở trẻ sớinh

- Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh

Các biến chứng ít gặp hơn

Các biến chứng ít gặp :

  • Viêm khớp: Khớp bị sưng căng cứng hoặc đau nhức.
  • Hội chứng đại tràng kích thích: Hội chứng đại tràng kích thích là tình trạng là tình trạng sống đau quặng bụng kéo dài và những nhu động bất thường ở ruột già ( đi cầu bất thường) .
  • Guillain-Barre hội chứng.Guillain-Barre hội chứng là hệ miễn dịch tấn công lên thần kinh điều này có thể gây ra rối loạn cảm giác, yếu liệt và mất kiểm soát thần kinh cơ
  • Khó thở: Ít khi xảy ra , botulism có thể gây tổn thương thần kinh cơ và gây khó thở

Dự phòng

Ngăn ngừa ngộ độc thức ăn tại nhà:

  • Rửa tay.Rửa đôi tay với nước và xà phòng trong vòng 20 giây. Thực hiện sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, và trước khi chuẩn bị thức ăn.
  • Rửa rau củ và trái cây.Rửa trái cây và ray dưới vòi nước đang chảy trước khi ăn, lột vỏ và chuẩn bị thức ăn
  • Vệ sinh nhà bếp một cách kỹ lưỡng. Rửa thớt, dao và đồ dùng với xà phòng và nước sau khi tiếp xúc đồ dùng với đồ dùng với thịt sống hoặc trái cây không rửa và rau
  • Không ăn những thức ăn sống và thịt cá chưa nấu chín. Sử dụng nhiệt kế để chắc chắn thức ăn được nấu chín. Nấu thịt và cá ở nhiệt độ tối tối thiểu 63 độ C và xung quan h thịt nên để tối thiểu 71 độ C, nấu gia cầm ( quay chín) ở nhiệt độ tối thiểu là 74 độ.
  • Rã đông: Đặt thức ăn thừa trong Che đậy thức ăn thừa, để vào tủ lạnh thức ăn sau khi ăn vào tủ lạnh Đồ ăn thừa vó thể để 3-4 ngày trong tủ lạnh. Nếu thức ăn không được sử dụng trong vòng 4 ngày nên để trong tử lạnh, động lạnh chúng.
  • Nấu chín thức ăn dư thừa một cách toàn. Bạn có thể rã đông thức ăn an toàn bằng ba cách: Dùng microway, đem chúng ra rã đông ban đêm, bạn có thể lấy thức ăn đông lạnh, bạn có thể đặt thức ăn đông lạnh vào bao chì trong nước lạnh trên quầy . Làm nóng lại các thức ăn đã qua đêm với nhiệt độ 74 độ C.
  • Bỏ thức ăn thừa khi bạn nghi ngờ: Nếu bạn không chắc chắn nếu thức ăn đã được thức căn an toàn phục vụ, lưu trữ cung cấp và lưu trữ an toàn, bỏ chúng nếu nhìn và mùi không tốt, không an toàn để ăn.
  • Bỏ thức ăn bị mốc.Bỏ những thức ăn bị nấm mốc. Loại bỏ thức ăn và rau quả như cà chua, quả mơ và trái đào, bỏ đi những loại hạt và sản phẩm từ hạt bị nấm móc. Bạn có thể cắt tỉa các phần bị móc từ thức ăn với độ ẩm thấp như cà rốt, ớt chuông và bơ loại cứng. cắt bỏ khoảng 2.5cm xung quanh phần bị nấm móc.
  • Vệ sinh tủ lạnh.Lau rửa tủ lạnh bên trong mỗi vài tháng. Lau rửa bằng dung dịch 1muỗng cà phê dung dịch baking soda  và 0.9 lít nước. Rửa nấm móc thấy được trong tử lạnh hoặc cánh cửa tủ lạnh.

Giữ sự an toàn từ những người có nguy cơ

Ngộ độc thức ăn đặc biệt trong các trường hợp phụ nữ có thai và trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu kém. Bệnh lý này luôn nặng hơn, đe dọa mạng sống. Những cá nhân này có thể tránh các loại thức ăn:

  • Thịt tái, ốc sò, cá và hải sản nấu không chín.
  • Trứng nấu không chín hoặc thức ăn có thể chứa vi khuẩn ngoài ra Raw or undercooked eggs or foods that may contain them, such as bánh cookies và các loại kem tự làm.
  • Rau mầm sống như là: , such as cỏ linh lăng, đậu, cỏ ba lá và mầm củ cải.
  • Nước trái cây chưa tiệt trùng và rượu táo.
  • Sữa và các sản phẩm của sữa.
  • Bơ mềm như là feta, phô mai mềm, Camembert, , such as feta, brie and Camembert; Bơ gân xanh, phô mai chưa tiệt trùng.
  • Thịt và pate bị nhiễm trong tủ lạnh.
  • xúc xích không làm nóng, Thịt buổi trưa và thịt nguội.

 ThS.Bs. Lâm Xuân Thục Quyên

 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/food-poisoning/symptoms-causes/syc-20356230

Phòng khám Âu Cơ Điều trị phụ khoa Điều trị nam khoa Điều trị nhi khoa Xét nghiệm Siêu âm

Số 164/1B Trần Ngọc Quế, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Hotline: 0292.383.8080

Thời gian làm việc:
- T2 - T6: Sáng 11h30-12h30 | Chiều: 17h-19h30
- T7: Sáng 9h-12h | Chiều: 16h-19h30
- Chủ nhật: Sáng: 9h-12h