0292.383.8080  | 

THÓP Ở TRẺ SƠ SINH

THÓP Ở TRẺ SƠ SINH
Cập nhật 13/11/2020

THÓP Ở TRẺ SƠ SINH

(About the fontanelle)

Nếu bạn dùng ngón tay vuốt nhẹ phần đầu trẻ, bạn sẽ có cảm giác hai vùng mềm thay vì là xương. Những phần mền này, nơi mà xương sọ của trẻ không hợp nhất lại chúng được gọi là thóp. Chúng là một phần trong sự phát triển bình thường. Tuy nhiên, sự thay đổi của thóp có thỉnh thoảng cho biết tình trạng sức khỏe của trẻ.

Thóp là gì?

Không như người lớn, xương sọ ở trẻ có thể không gắn kết với nhau một cách chắc chắn. Khoảng trống giữa xương sọ quan trọng theo sự phát triển của xương và ngay cả việc chồng lên nhau ( overlap) khi trẻ được sinh ra. Khoảng trống này dựa trên không gian phát triển của não bộ.

Bạn sẽ thấy có hai phần trũng tại vùng trước và sau ( vùng thóp sau nhỏ hơn)

Theo thời gian, các thóp sẽ được đóng lại. Thóp sau thường đóng trước khi trẻ từ 2 tháng và thóp trước đóng sau khi trẻ từ 7-18 tháng.

Quan sát thóp ở trẻ

Cha mẹ có thể lo lắng khi chạm vào thóp. Tuy nhiên, không cần lo lắng hoặc tránh sự chạm vào thóp vì chúng được bảo vệ bằng những màng rất dày của mô.

Sự bất thường về thóp có thể cung cấp đầu mối sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Đó là lý do tại sao bác sĩ và điều dưỡng thường kiểm tra thóp của trẻ khi thăm khám. Sự đóng thóp chậm hoặc thóp dãn rộng có thể liên quan đến một số tình trạng bệnh lý.

Thóp trũng ( sucken fontanelle)

Khi bạn chạm vào thóp, bạn có cảm giác chắc chắn một đường cong lõm vào trong. Một số phụ huynh sẽ có cảm giác lo lắng với tình trạng này và đây là dấu hiệu của sự thiếu nước (dehydration) trong cơ thể. Tuy nhiên, trong khi một thóp trũng có thể liên quan đến việc khi mất nước nghiêm trọng thì ngoài dấu hiệu thóp trũng còn một số dấu hiệu khác xảy ra trước khi thóp trũng như tiểu ít ( chú ý tả) và lừ đừ- chậm đáp ứng kích thích và trẻ sẽ bú kém, nôn ói hoặc tiêu chảy. Hãy đến cơ sở y tế ngay khi trẻ có những dấu hiệu mất nước.

Thóp phồng ( Bulging fontanelle)

Tình trạng thóp phồng có thể xảy ra khi bé khóc nhưng thóp sẽ bình thường trở lại khi trẻ không khóc trong tư thế thẳng đứng ( head-up position). Đây không phải là điều đáng lo ngại

Thóp phồng liên tục là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm như viêm nhiễm ở não bộ, phù não, xuất huyết não. Hãy đến bác sĩ ngay nếu trẻ có tình trạng này đặc biệt kèm với sốt và ngủ li bì.

 

Sources: Raising Children Network (Meningitis in children). Opens in a new window.Stanford Children’s Health (Anatomy of the newborn skull). Opens in a new window.

Last reviewed: November 2018

ThS. Bs. Lâm Xuân Thục Quyên

Phòng khám Âu Cơ Điều trị phụ khoa Điều trị nam khoa Điều trị nhi khoa Xét nghiệm Siêu âm

Số 164/1B Trần Ngọc Quế, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Hotline: 0292.383.8080

Thời gian làm việc:
- T2 - T6: Sáng 11h30-12h30 | Chiều: 17h-19h30
- T7: Sáng 9h-12h | Chiều: 16h-19h30
- Chủ nhật: Sáng: 9h-12h