0292.383.8080  | 

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em- những điều cần biết- Food Poisoning in Children: What to Know

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em- những điều cần biết- Food Poisoning in Children: ...
Cập nhật 30/11/2020

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em- những điều cần biết- Food Poisoning in Children: What to Know

Khi là phụ huynh, bạn tiếp xúc với mớ hỗn độn trong tả, nôn ói trên xe, ợ hơi mỗi ngày và trong đó có ngộ độc thức ăn. Bạn thường bị ngộ độc thức ăn từ thức ăn hay thức uống bị ô nhiễm ( tainted) bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc độc tố từ chúng tạo ra.

Bất kỳ ai bị nhiễm đặc biệt đối với trẻ < 5 tuổi- sức đề kháng kém; trẻ không có nhiều acid từ dạ dày (acid có thể làm phân hủy thức ăn và tiêu diệt cả những mầm bệnh). Với cơ thể nhỏ bé hơn nên triệu chứng tiêu chảy xuất hiện sơm hơn.

Triệu chứng

Điển hình, bạn sẽ thấy các triệu chứng xuất hiện từ 30 phút đến 2 ngày sau khi trẻ bị ngộ độc. Triệu chứng thay đổi dựa trên tác nhân gây bệnh, một trong số các biểu hiện có thể là:

  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Đau dạ dày
  • Đau bụng, quấy khóc
  • Cảm giác khó chịu
  • Nhức đầu.

 

Điều trị ở trẻ:

Hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ không cần điều trị, tuy nhiên cần liên lạc với các bác sĩ nhi để xác định lại tình trạng của bé.

Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước ( dehydration) và nôn ói nhiều, Bạn cần đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch ( IV). Sự hỗ trợ này giúp trẻ cân bằng lại nồng độ các chất điện giải (the balance of electrolytes). Các chất điện giải như Natri và kali giúp ổn định nhịp tim và cân bằng lượng nước trong cơ thể.

Trong những trường hợp ngộ độc nặng gây ra bởi vi khuẩn như listeria, bé phải dùng kháng sinh trong khi nhiễm các chủng khác thì có thể không dùng. Bất kỳ thuốc điều trị không cần thiết đều có khả năng làm suy yếu hệ miễn dịch. Bé cũng có thể sử dụng thuốc trong trường hợp ngộ độc ký sinh trùng, tuy nhiên đối với nhiễm virus thì không.

Bạn có thể chăm sóc trẻ bằng cách nào? How Can I Care for My Child?

Trẻ có thể mất nước nước nhanh hơn người lớn. Nhiệm vụ chính của bạn là bù dịch qua đường uống cho trẻ. Tránh sử dụng sữa, caffeine và các thức uống có gas, cố thay các thức này bằng:

  • Đối với nhủ nhi, dùng sữa ít hơn nhu cầu hằng ngày, bạn có thể dùng thêm các dung dịch điện giải như Pedialyte
  • Đối với trẻ lớn hơn, sử dụng nước trái cây hoặc có thể pha thêm nước đun sôi để nguội.

Cũng hữu ích nếu trẻ:

  • Tránh ăn trong một vài giờ đầu cho đến khi dạ dày ổn
  • Ăn khi trẻ thấy đói, tuy nhiên bắt đầu với lượng ít và không dầu (nonfatty foods) có thể dùng: crackers, ngũ cốc khô, bánh mì và cơm

Không sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy vì đây là cách để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi ruột. thuốc cầm tiêu chảy có thể làm các triệu chứng kéo dài hơn và tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm cho trẻ em.

Khi nào nên gọi Bác sĩ? When Should I Call the Doctor?

Bạn sẽ phải gọi bác sĩ khi thấy các dấu hiệu mất nước:

  • Bạn cảm thấy rối (confusion)
  • Niêm mạc miệng khô
  • Khát nước nhiều
  • Mắt trũng
  • Không thấy nước mắt khi trẻ khóc
  • Trẻ uể oải
  • Tiểu ít
  • Nhịp tim nhanh
  • Thóp trũng
  • Chóng mặt (dizziness) hoặc nhức đầu

Thể điển hình, bạn có thể chăm sóc trẻ tại nhà tuy nhiên nên đến khám bác sĩ khi trẻ:

  • Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi
  • Tình trạng sức khỏe không cải thiện, có vấn đề ở thận

Tái khám nếu trẻ không cải thiện sau 24 giờ và trẻ có các dấu hiệu:

  • Tiêu máu
  • Mờ mắt
  • Tiêu chảy và sốt trên 38,3oC ( 101 độ F)
  • Đau quặn bụng dữ dội sau đi tiêu
  • Yếu cơ
  • Khó thở
  • Đau dây thần kinh vùng tay.

Chăm sóc tại trường? What About Daycare or School?

Hầu hết các trẻ đều trở về bình thường sau 1-5 ngày tuy nhiên một số trường hợp phải được bác sĩ kiểm tra trước khi gởi đến trường như trẻ vẫn còn tiêu chảy vì chúng có khả năng lây nhiễm.

Ngay cả khi bác sĩ đã kiểm tra, hãy luôn nhớ rằng trẻ vẫn có thể còn tiêu chảy hoặc phân lỏng.

Đối với nhủ nhi, bạn phải chắc chắn rằng tả có thể xử lý tình trạng này.

 

ThS. Bs. Lâm Xuân Thục Quyên theo WebMD Medical Reference Reviewed by Dan Brennan, MD on December 11, 2018

Phòng khám Âu Cơ Điều trị phụ khoa Điều trị nam khoa Điều trị nhi khoa Xét nghiệm Siêu âm

Số 164/1B Trần Ngọc Quế, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Hotline: 0292.383.8080

Thời gian làm việc:
- T2 - T6: Sáng 11h30-12h30 | Chiều: 17h-19h30
- T7: Sáng 9h-12h | Chiều: 16h-19h30
- Chủ nhật: Sáng: 9h-12h