0292.383.8080  | 

BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở TRẺ EM

BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở TRẺ EM
Cập nhật 17/11/2020

BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở TRẺ EM

GERD (Gastroesophageal Reflux Disease) in Children

Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản? (What is GER?)

GER hay  trào ngược dạ dày thực quản, là tình trạng rối loạn tiêu hóa mãn tính ( chronic). Nó xảy ra khi dạ dày có chứa các dòng trào ngược (reflux) trong ống dẫn từ miệng đến dạ dày ( esophagus).

GER nguy hiểm khi tình trạng này nặng và kéo dài

GER thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Nó có thể xảy ra khi có những đợt trào ngược nhanh và mạnh ở 3 tháng đầu của trẻ. không là vấn đề ở trẻ nhủ nhi, hầu hết các trường hợp. GER không gây ra vấn đề gì cho tre và sẽ tự hết lúc 12-14 tháng.

Khi nào trào ngược dạ dày thực quản trở thành bệnh lý (When GER becomes GERD)

Con bạn ở bất kỳ lứa tuổi nào ( nhủ nhi, trẻ em, thiếu niên) đều có thể có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nếu:

  • Các triệu chứng gây rối loạn trong ăn uống. Các triệu chứng này bao gồm: nôn ói, nghẹn (gagging), ho và khó thở.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản trên 12-14 tháng
  • Tình trạng trào ngược kéo dài trên 2 tuần hoặc vài tháng.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (What causes GERD?)

GERD thường có nguên nhân từ cơ thắt vùng LES. Đây là vùng cơ tại đáy của thực quản ( esophagus). LES thường mở ra đưa thức ăn vào dạ dày, nó đóng lại để giữ thức ăn trong dạ dày. Khi cơ thắt tâm vị mở thường xuyên hoặc kéo dài, acid từ dạ dày sẽ trào lên thực quản, nó gây tình trạng nôn ói và nóng rát vùng ngực ( heartburn).

Một người bị trào ngược từ ngày này sang ngày khác. Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi và cảm giác chua (acid taste) trong miệng, bạn đã bị trào ngược. Thỉnh thoảng LES giãn vào những lúc không hợp lý, con bạn sẽ có những vị giác không tốt hoặc ăn kém và đau ngực.

Đối với trẻ nhủ nhi, LES không đóng chặt (weak), trong khi sữa và thức ăn đang tiêu hóa thì LES mở. Như vậy, thức ăn từ dạ dày đang chứa sẽ đi ngược lên thực quản, khi toàn bộ thức ăn còn trong dạ dày trào lên, trẻ sẽ bị nôn, chúng sẽ gây đau rát ngực, khó thở, một số trường hợp không có triệu chứng.

Một số thức ăn ảnh hưởng đến sự co thắt của LES. Chúng làm cho LES ở tình trạng mở lâu hơn bình thường như:

  • Chocolate
  • Dầu bạc hà (peppermint)
  • Thức ăn có nhiều chất béo.

Một số thức ăn làm acid dịch vị nhiều hơn bao gồm:

  • Cam quýt ( Citrus foods)
  • Cà chua và tomato sauces

Một số lý do khác dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý bao gồm:

  • Béo phì
  • Thuốc: kháng histamine, chống trầm cảm, giảm đau
  • Ở gần người hút thuốc ( secondhand smoke).

Những yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý (What are the risk factors for GERD?)

GERD rất phổ biến ở trẻ trong năm đầu tiên của cuộc đời. khi lớn sẽ hết. Con bạn có nhiều nguy cơ bị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản khi con có các tình trạng:

  • Hội chứng Down
  • Rối loạn thần kinh cơ ( Neuromuscular disorders) như: Thiểu sản cơ ( muscular dystrophy) và bệnh lý ở não bộ

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý (What are the symptoms of GERD?)

Đau ngực, dư thừa acid dịch vị là những triệu chứng thường gặp ở GERD. Heartburn được mô tả như là tình trạng bỏng rát vùng ngực, chúng bắt đầu phía sau xương ức dâng lên vùng cổ và họng. Chúng có thể kéo dài khoảng 2 giờ. Các triệu chứng này thường tệ hơn sau khi ăn. Nằm sau khi ăn cũng có thể gây tình trạng đau ngực.

Trẻ em dưới 12 tuổi thường có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản rất khác nhau. Chúng có tình trạng ho khan, hen suyễn và khó nuốt. Đôi khi không có biểu hiện đau ngực.

Mỗi trẻ có thể có triệu chứng khác nhau. Một số triệu chứng thường gặp ở bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Ợ hơi (Burping or belching)
  • Không ăn
  • Đau dạ dày
  • Trong tình trạng lo lắng khi đến giờ ăn
  • Thường xuyên bị nôn ói
  • Thường bị nấc cụt (having hiccups)
  • Đầy hơi
  • Nuốt nghẹn
  • Ho thường xuyên
  • Ho vào ban đêm

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Khò khè
  • Thường xuyên cảm cúm
  • Thường xuyên viêm tai giữa
  • Thường có cảm giác “ lộc cộc” trong lồng ngực.
  • Bị viêm họng vào buổi sáng.
  • Cảm giác chua miệng
  • Khó thở
  • Bị sâu răng, mất lớp men ngoài của răng

GERD có các triệu chứng có thể giống như các bệnh lý khác. Cần đến các cơ sở y tế để chẩn đoán chắc chắn con bạn bị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (How is GERD diagnosed?)

Bác sĩ lâm sàng chuyên khoa sẽ kiểm tra thực thể và hỏi tiền sử bệnh lý. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:

  • Chụp X quang ngực: Một phim X quang cần được kiểm tra xem có dấu hiệu thức ăn từ dạ dày lên hai phổi hay không? Đây là trường hợp viêm phổi hít ( aspiration pneumonia).
  • Chụp dạ dày ruột cản quang: Đây là test kiểm tra các cơ quan đoạn trên của ống tiêu hóa. Kiểm tra thực quản ( esophagus), dạ dày và phần trên của ruột non ( small intestine). Con bạn sẽ được uống một dung dịch hóa học gọi là barium.Barium phủ lên các cơ quan vì vậy chúng hiển thị trên phim X ray. Sau đó chúng ta có thể quan sát các ổ loét hay có sự tắc nghẽn xảy ra.
  • Nội soi: Đây là phương pháp kiểm tra bên trong đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ, dẻo được goi là ống nội soi ( Endoscope). Nó có phát tia sáng và màn hình camera phía cuối ống. Các mẫu mô từ đường tiêu hóa có thể được lấy để kiểm tra.
  • Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry): Đây là loại test kiểm tra sức căng cơ của cơ vòng tâm vị. Nó có thể cho biết các vấn đề trào ngược và nôn ói của con bạn. Một ống nhỏ được đặt vào lỗ mũi trẻ (notrils) xuống họng và thực quản. Sau đó, nó đo áp lực lúc cơ đang thư giãn ra.
  • Theo dõi pH (pH monitoring). Đây là loại test kiểm tra pH hoặc mức độ acid ở thực quản. Một ống nhỏ bằng plastic được đưa vào lỗ mũi để đến họng và thực quản. Ống này rất nhạy vơi mức pH. Một phần ống bên ngoài sẽ kết nối với monitor. Nó đo độ pH từ 24 – 48 giờ. Trong suốt thời gian bé  về nhà sinh hoạt bình thường: Bạn cần giữ một chế độ ăn kiêng cử cho con nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào đã miêu tả như trên bao gồm cả ợ hơi và ho. Bạn cũng nên ghi nhận thời gian, các loại thức ăn, lượng thức ăn mà con đã ăn. pH của trẻ sẽ được đọc và được kiểm tra. Sẽ có sự so sánh trong suốt thời gian sinh hoạt của trẻ.
  • Nghiên cứu khi dạ dày trống (Gastric emptying study). Đây là loại test được thực hiện để thấy sự vận chuyển thức ăn từ dạ dày đén ruột non một cách đúng đắn nhất. Sự chậm trễ trong việc vận chuyển thức ăn có thể gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý (How is GERD treated?)

Việc điều trị tùy thuộc triệu chứng, tuổi và tình trạng sức khỏe chung. Nó cũng tùy vào tình trạng nguy hiểm hiện có của trẻ.

Thay đổi chế độ ăn và lối sống (Diet and lifestyle changes)

Trong một số trường hợp, ăn kiêng và thay đổi chế độ ăn có thể cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý. Hãy thông tin đến trung tâm sưc khỏe của con bạn về sự thay đổi này. Đây là một số điểm nhấn đê quản lý bệnh trào ngược dạ dày thực quản tốt hơn.

Cho trẻ còn bú:

  • Sau khi ăn, giữ trẻ ở vị trí thẳng đứng trong vòng 30 phút.
  • Nếu trẻ còn đang bú bình, giữ núm sữa đầy sữa. Đây là cách giúp trẻ hạn chế nuốt quá nhiều không khi trong khi bú. Có thể thay loại núm vú chống trào ngược.
  • Thêm các loại bột ngũ cốc vào chế độ ăn có thể giúp trẻ.
  • Cho trẻ ợ vài lần trong cử bú ( sữa mẹ hoặc sữa công thức) điều này làm giảm áp lực trong dạ dày của trẻ.

Đối với trẻ em:

  • Quan sát lượng thức ăn của trẻ. Cố gắng giới hạn chất béo, cay, chocolate các loại nước uống có caffeine, một số loại nước có gas, trà nước trái cây chua, sản phẩm của cà chua.
  • Chia thức ăn thành nhiều cử trong ngày. Thêm vào một ít snack giữa các bữa ăn nếu trẻ bị đói. Đừng để trẻ ăn quá nhiều. Hãy để con nói cho bạn biết rằng con đang đói hay no.
  • Cung cấp bữa ăn chiều sớm hơn bình thường. Tối thiểu là 3 giờ trước khi ngủ.

Một số việc khác cần phải cố gắng:

  • Xem lại các loại thuốc mà con đã sử dụng. Một vài loại thuốc có thể kích ứng dạ dày và thực quản.
  • Không để con bạn nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Thường xuyên kiểm tra tư thế của trẻ nhất là phải nâng vùng đầu khi trẻ bị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Đây là lý do an toàn để giảm thiểu nguy cơ SIDS (Sudant infant death syndrome- đột tử ở trẻ).

Thuốc và các biện pháp điều trị khác (Medicines and other treatments)

Các bác sĩ có thể khuyến cáo một số lựa chọn

Thuốc: Bác sĩ sẽ kê toa một số thuốc giúp giảm trào ngược. Một số thuốc giúp giảm lượng acid do dạ dày tạo ra. Giảm trào ngược sẽ làm giảm đau ngực. Các thuốc bao gồm:

  • Ức chế H2: Nhóm này làm giảm lượng acid do ngăn chặn việc tiết ra Histamin. Histamin kích thích tạo acid
  • Ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors): Nhóm thuốc này cũng giúp dạ dày giảm tạo acid. Cơ chế xảy ra do ngưng hoạt động của bơm tiết acid dạ dày

Bác sĩ có thể kê toa nhiều loại thuốc khác giúp dạ dày rỗng nhanh hơn. Nếu thức ăn không còn lâu trong dạ dày, tình trạng trào ngược sẽ ít khi xảy ra.  

Thành phần bổ sung năng lượng cho bé (Calorie supplements) Một vài với tình trạng trào ngược sẽ không thể lên cân do bé nôn ói thường xuyên. Nếu trẻ trong trường hợp này, chuyên gia có thể gợi ý:

  • Thêm ngũ cốc vào sữa công thức .
  • Cho trẻ thêm năng lượng bằng các loại thuốc bổ.
  • Chuyển sữa công thức hay sữa đậu nành nếu tre bị dị ứng.

Cho ăn bằng ống sond (Tube feedings). Trong trường hợp được đề nghị ăn bằng ống sonde. Một số trẻ GERD sẽ cảm thấy ở trong cảm giác khó chịu. Thường được chỉ định khi trẻ có bệnh tim bẩm sinh phối hợp hoặc sanh non (premature). Đây là các trẻ bị nôn ói ngay cả một cử ăn bình thường. Trẻ sẽ được cải thiện nếu chúng ta tiếp tục cho ăn với lượng ít. Sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ được đưa vào thông qua một được đặt từ mũi (nasogastric tube). Ống sond sẽ được đặt vào thực quản và đưa đến dạ dày. Con bạn cũng có thể vừa có ống sonde vừa được bú bình hoặc con bạn có thể được cho ăn hoàn toàn bằng ống sonde thay cho việc bú bình. Cũng có những loại ống sonde được đưa thẳng vào tá tràng thay thay vì dạ dày. Chúng được gọi là ống nasoduodenal.

Phẫu thuât: Trong một vài trường hợp nặng,phẫu thuật sẽ được thực hiện, được gọi là fundoplication. Chuyên gia sẽ đề nghị biện pháp nà nếu trẻ không lên cân vì nôn ói, thường xuyên khó thở hoặc có những kích thích nguy hiểm ở thực quản.  . Đây là phương pháp không đau và phục hồi nhanh. Đây là phương pháp phẫu thuật nội soi ( lapraroscopy). Một vết cắt nhỏ sẽ được thực hiện tren bụng (gần dạ dày) trẻ. Một ống nhỏ có camera được đưa vào để nhìn bên trong. Phẫu thuật viên sẽ nhìn vào màn hình để thấy dạ dày và các cơ quan. Phần trên dạ dày phủ lên thực quản tạo một vòng thắt làm tăng sức mạnh của cơ thắt tâm vị và giảm tình trạng trào ngược một cách đáng kể.

Các biến chứng của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (What are the complications of GERD?)

Một vài trường hợp trẻ có bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nhưng không nôn ói. Nhưng các chất từ dạ dày có thể trào qua thực quản để vào khí quản ( trachea) Điều này sẽ gây suyễn và viêm phổi.

Tình trạng nôn ói sẽ làm cho trẻ không lên cân, suy dinh dưỡng. Theo thời gian, khi acid dạ dày trào lên thực quản sẽ đưa đến:

  • Viêm thực quản (esophagitis)
  • Đau và loét thực quản có thể gây chảy máu.
  • Thiếu máu ở trẻ (anemia)

Người lớn cũng gặp tình huống này nếu tình trạng kéo dài từ viêm thực quản:

  • Hẹp và tắc nghẽn ở thực quản.
  • Barrett’s thực quản, một tình trạng nơi có các tế bào bất thường xuất hiện

Sống với bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (Living with GERD)

Một số trẻ có tình trạng nôn ói tự nhiên kéo dài khoảng 1 năm. Nó sẽ kết thúc khi cơ LES phát triển mạnh hơn. Với một số trẻ khác, uống thuốc và thay đổi lối sống, chế độ ăn có thể thay đổi tình trạng: giảm trào ngược, nôn ói và đau ngực.

Khi nào bạn cần đến gặp chuyên gia y tế ? When should I call my child's healthcare provider?

Gọi cho bác sẽ khi trẻ có các triệu chứng:

  • Trào ngược và không tăng cân.
  • Có dấu hiệu hen suyễn và viêm phổi, bao gồm: Ho, thở khò khè và khó thở.

Một sốt điểm then chốt về viêm dạ dày thực quản (Key points about GERD)

  • GERD là tình trạng rối loạn và tổn thương hệ tiêu hóa kéo dài.
  • Nó thường xảy ra khi các chất trong dạ dày đi lên thực quản.
  • Đau ngực và không tiêu là những dấu hiệu phổ biến của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nôn ói có thể là nguyên nhân gây tình trạng suy dinh dưỡng.
  • Trong một số trường hợp, GERD có thể dễ dàng điều trị bằng cách ăn uống phù hợp và thay đổi lối sống.
  • Đôi khi cần sử dụng thuốc, ăn qua sonde và phẫu thuật.

Các bước tiếp theo (Next steps)

Một số lưu ý giúp bạn nhận những thông tin chính xác hơn từ bác sĩ:

  • Trước khi thăm khám, viết các câu hỏi mà bạn cần hỏi.
  • Khi thăm khám, viết tên các loại thuốc mới, phương pháp điều trị, các test và bất kỳ hướng dẫn nào từ bác sĩ.
  • Nếu con bạn có các buổi hẹn tái khám, viết thời gian khám và mục tiêu thăm khám.
  • Có kiến thức để tiếp xúc với các bác sĩ. Điều này rất quan trọng nếu tình trạng không cải thiện, cần có những câu hỏi và những lời khuyên phù hợp hơn.

 

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/gerd-gastroesophageal-reflux-disease-in-children#:~:text=It%20happens%20when%20stomach%20contents,during%20their%20first%203%20months.

ThS.Bs Lâm Xuân Thục Quyên

Phòng khám Âu Cơ Điều trị phụ khoa Điều trị nam khoa Điều trị nhi khoa Xét nghiệm Siêu âm

Số 164/1B Trần Ngọc Quế, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Hotline: 0292.383.8080

Thời gian làm việc:
- T2 - T6: Sáng 11h30-12h30 | Chiều: 17h-19h30
- T7: Sáng 9h-12h | Chiều: 16h-19h30
- Chủ nhật: Sáng: 9h-12h