0292.383.8080  | 

TÁO BÓN Ở TRẺ NHỦ NHI VÀ TRẺ LỚN

TÁO BÓN Ở TRẺ NHỦ NHI VÀ TRẺ LỚN
Cập nhật 07/02/2021

TÁO BÓN Ở TRẺ NHỦ NHI VÀ TRẺ LỚN -Constipation in infants and children (Beyond the Basics)

Author:

Manu R Sood, FRCPCH, MD

Section Editor:

B UK Li, MD

Deputy Editor:

Alison G Hoppin, MD

Contributor Disclosures

All topics are updated as new evidence becomes available and our peer review process is complete.

Literature review current through: Dec 2020. | This topic last updated: Jan 23, 2020.

TỒNG QUAN VỀ TÁO BÓN-CONSTIPATION OVERVIEW

Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em trong mọi lứa tuổi. Một trẻ bị táo bón sẽ có nhu động ruột ít hơn bình thường hoặc sự chuyển động tại ruột già khó khăn, tắc nghẽn gây đau khi đi tiêu.

Hầu hết trẻ bị táo bón không được nhận diện dưới vấn đề sử dụng thuốc. Táo bón thường giải quyết một cách chung chung như thay đổi chế độ ăn, thói quen. Bạn có thể cố gắng thử một số biện pháp điều trị tại nhà. Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả, bạn nên đến chuyên gia tư vấn sức khỏe.

Tiêu đề này sẽ được tập trung vao việc chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa táo bón. Rất nhiều thông tin chi tiết về táo bón ở trẻ sẽ được mô tả chi tiết dưới đây

ĐIỀU BÌNH THƯỜNG CHỐNG LẠI NHỮNG THÓI QUEN BẤT THƯỜNG TẠI RUỘT GIÀ- NORMAL VERSUS ABNORMAL BOWEL HABITS

Một khoảng thời gian khác biệt sinh lý  nhu động ruột già ở nhủ nhi và trẻ em tùy thuộc vào lứa tuổi và thức ăn mà trẻ ăn. Hình thức vận chuyển của nhu động ruột cũng co thể khác nhau.

Những hoạt động thường nhật của ruột già (Normal bowel habits)

  • Trong suốt tuần đầu của cuộc sống, trẻ sơ sinh đi tiêu khoảng 4 lần trong ngày, phân mềm hoặc lỏng. Trẻ bú mẹ thường có nhu động ruột nhanh hơn bú sữa công thức. (See "Patient education: Deciding to breastfeed (Beyond the Basics)".)
  • Trong ba tháng đầu, trẻ bú sữa sẽ đi phân mềm khoảng 3 lần trong ngày, một số trẻ nhủ nhi có tăng nhu động ruột ngay sau khi ăn ,trong khi một số ít trẻ khác thì đi tiêu chỉ 1 lần trong tuần. Trẻ bú mẹ ít có nguy cơ bị táo bón. (See "Patient education: Common breastfeeding problems (Beyond the Basics)".)
  • Hầu hết trẻ bú sữa công thức sẽ đi tiêu 2-3 lần/ ngày, tuy nhiên, cũng tùy vào loại sữa mà chúng ta cung cấp cho trẻ (sữa có protein thủy phân hay thường được cho là nhóm sữa ít gây dị ứng có thể làm phân mềm hơn).
  • Khi trẻ được hai tuổi, trẻ đi tiêu 1-2 lần trong ngày (phân đóng khuôn nhưng không phải phân rắn cứng).
  • Khi trẻ bốn tuổi, một trẻ thường đi tiêu phân đóng khuôn 1 lần/ ngày.

 

Những thói quen bất thường tại ruột già- Abnormal bowel habits

 

  • Một trẻ nhủ nhi có thể bị táo bón khi phân rắn như những viên bi. Trẻ sẽ khóc trong khi đi tiêu, táo bón xảy ra khi trẻ chậm đi tiêu hơn ví dụ có thể từ ba đến bốn lần trong ngày giảm còn một lần. Bạn có thể lo lắng tình trạng táo bón xảy ra khi con căng người, đỏ mặt khi đi tiêu. Trong một số trường hợp, vì trẻ nhỏ không có khả năng phối hợp các cơ khi đi tiêu, bạn có thể hỗ trợ bằng cách nhẹ nhàng đưa chân về phía bụng, điều này giúp cơ được thư giãn tại vùng chậu, giúp phân được tống ra dễ hơn. Bé không được cho là táo bón nếu đi tiêu phân mềm và dễ dàng trong vài phút.
  • Nếu con bạn có số lần đi tiêu ít hơn bình thường hoặc than đau khi đi tiêu, bé có thể đã bị táo bón.Ví dụ, nếu trẻ bình thường đi tiêu 1-2 lần/ ngày sẽ được goi là táo bón nếu sau 2 ngày không đi tiêu. Một trẻ bình thường có thể đi tiêu mỗi hai ngày mà không gọi là báo bón nếu phân mềm, không đau và khó đi.
  • Một số trẻ với tình trạng táo bón làm phát triển những thói quen bất thường khi chúng có tình trạng đau bụng đột ngột dữ dội chỉ vì táo bón như:
  • Trẻ nhủ nhi có thể cong lưng, siết chặt vùng hông và khóc.
  • Trẻ từ 1-3 tuổi có thể ưỡn người hoặc gập người trong khi giữ cứng phần hông và chân thậm chí đứng nhón chân, sự vặn vẹo nhằm tạo ra tư thế bất thường.

Mặc dù những hành vi này có vẻ như trẻ đang cố gắng tống phân ra ngoài nhưng không hiệu quả, điều này làm cho trẻ cảm giác sợ hãi khi vào nhà vệ sinh hoặc lo lắng khi đau bụng.

TẠI SAO TÌNH TRẠNG TÁO BÓN LẠI TIẾN TRIỂN –

WHY CONSTIPATION DEVELOPS

 

Đau – Khi trẻ bị táo bón sẽ gây đau khi đi tiêu và làm chúng né tránh việc đi tiêu, điều này làm phân cứng hơn và có thể gây nứt hậu môn mỗi lần đi tiêu, những lần sau sẽ làm vết nứt rộng, như vòng xoắn bệnh lý, càng làm ức chế việc đi tiêu ở trẻ. (See "Patient education: Anal fissure (Beyond the Basics)".). Chính vì vậy, việc điều trị được khuyến cáo ngay khi trẻ có biểu hiện phân cứng và đau khi đi tiêu. Điều trị đau sớm có thể ngăn ngừa việc trẻ tránh né đi tiêu, gây tình trạng táo bón mạn tính và nứt hậu môn.

Môi trường lạ— Trẻ có thể trì hoãn việc đi tiêu do không cảm thấy thoải mái trong môi trường lạ hoặc do sợ sử dụng nhà vệ sinh của trường.  Điều này xảy ra khi trẻ bắt đầu đến tuổi đi học (hãy dạy trẻ sớm, trước khi ở tuổi học đường những thói quen đi vệ sinh vào một buổi nhất định tại nhà để ngăn ngừa việc táo bón khi đi học).

Vấn đề dùng thuốc — Một số thuốc có thể là nguyên nhân gây táo bón ( khoảng 5% ở trẻ) (See 'Constipation and development' below.)

Một số vấn đề y khoa thường gặp ở trẻ táo bón như: bệnh Hirschsprung (một tình trạng bất thường của hệ thần kinh ở đại tràng), sự phát triển bất thường của hậu môn, bất thường tủy sống. Trong một số trường hợp sẽ được bác sĩ phát hiện sau khi thăm khám. (See 'Medical evaluation of constipation' below.)

TÁO BÓN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - CONSTIPATION AND DEVELOPMENT

Táo bón thường xảy ra trong ba thời điểm ở trẻ: Bắt đầu ăn bột, thời gian huấn luyện sử dụng nhà vệ sinh và tuổi bắt đầu đi học. Cha mẹ có thể giúp con bằng cách phát hiện sớm và xử lý nhanh không để chúng thành trở ngại lớn.

Thời gian chuyển sang thức ăn đặc- trẻ đang dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức chuyển sang thức ăn khi bị táo bón nên điều trị với các phương pháp mô tả bên dưới. (See 'Infants' below.)

Thời gian huấn luyện sử dụng nhà vệ sinh: Xem các biện pháp xử lý bên dưới (see "Patient education: Toilet training (Beyond the Basics)"):

  • Nếu một trẻ không sẵn sàng hay cảm thấy thú vị khi sử dụng nhà vệ sinh, chúng có thể tránh dùng (called withholding), điều này gây nên việc táo bón ở trẻ.
  • Khi trẻ đã bị đau và khó đi tiêu, chúng có khuynh hướng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Ghi chú về việc tránh táo bón trong suốt thời gian huấn luyện trẻ quen với nhà vệ sinh sẽ được mô tả phía dưới (See 'Approach to toilet training' below.)

 

Bắt đầu đến trường: Khi trẻ bắt đầu đến trường, bạn có thể không để ý đến những vấn đề mà con sẽ phải đối mặt. Một số trẻ không sử dụng vì không có cảm giác thân thuộc hoặc quá “ public”.

Tiếp tục theo dõi việc đi tiêu của con khi trẻ bắt đầu đến trường trong lần đi học đầu tiên ( nhà trẻ) và khoảng thời gian được nghỉ hè. Bạn có thể đếm số lần trẻ đi vệ sinh khi ở nhà đặc biệt vào cuối tuần. Hãy hỏi trẻ nếu con có bất cứ vấn đề như cố gắng đi vệ sinh tại nhà, nếu thời gian ở trường bị hạn chế hoặc con mắc cỡ- cần liên hệ với nhà trường để có giải pháp cho bé.

ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN TẠI NHÀ - HOME TREATMENTS FOR

 CONSTIPATION

Bạn có thể cố gắng sử dụng một số biện pháp tại nhà trong những lần đầu tiên bị táo bón, những biện pháp này nên thực hiện trong 24 giờ đầu, nếu trẻ vẫn bị táo bón sau 24 giờ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trẻ nhủ nhi — Nếu bé của bạn nhỏ hơn bốn tháng tuổi, nên tìm lời khuyên từ nhân viên y tế, đối với bất kỳ tuổi nào trong giai đoạn nhủ nhi nên đến khám bác sĩ nếu trẻ đau bụng dữ dội và chảy máu vùng hậu môn khi bị táo bón (See 'When to seek help' below.)

Những phương pháp theo điều trị cho trẻ nhủ nhi lớn hơn bốn tháng tuổi như sau:

  • Nước trái cây: Nếu con bạn 4 tháng tuổi (tối thiểu), bạn có thể cho trẻ uống nước trái cây với lượng nhất định để tránh táo bón, các loại trái cây bao gồm: nước táo (apple), nước lê ( pear juice )…. Bạn có thể cung cấp 26-120ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày cho trẻ từ 5-8 tháng tuổi, bạn có thể cung cấp 180ml nước trái cây/ngày cho trẻ từ 8-12 tháng tuổi, tuy nhiên, không cung cấp kéo dài mỗi ngày trên một tuần. Quá nhiều nước trái cây sẽ ảnh hưởng đến chế độ ăn và sự phát triển của bé .
  • Syrupt bắp sậm màu (Dark corn syrup )- là phương pháp truyền thống điều trị táo bón của hàng trăm năm nay –. Dark corn syrup chứa hỗn hợp protein và đường giúp giữ nước tại ruột già. Tuy nhiên, những loại dark corn syrup hiện nay đã không còn chứa hỗn hợp sugar proteins, vì vậy loại syrup này có thể đã không còn hiệu quả. Còn đối với những loại light corn syrup thì hiệu quả không rõ ràng.
  • Thức ăn giàu chất xơ (High-fiber foods) – nếu trẻ nhủ nhi của bạn bắt đầu thức ăn đặc, bạn có thể dùng ngũ cốc (ví dụ bột gạo) Bạn có thể cung cấp trái cây giàu chất xơ và rau ( apricot, khoai tây ngọt, lê, prune, đào, plums, đậu, dừa, rau spinach… Bạn có thể làm hỗn hợp nước trái cây và ngũ cốc hoặc rau và trái cây cho con).
  • Sữa công thức và sắt – Sắt trong sữa công thức không phải là nguyên nhân hoặc làm tình trạng táo bón nặng hơn vì lượng sắt trong sữa công thức rất thấp, việc thay đổi hàm lượng sắt trong sữa công thức không được khuyến cáo. Nhân viên y tế có thể gợi ý đổi sữa, hãy thảo luận với họ trước khi đổi sữa Sắt dạng giọt (Iron drops) có thể có nồng độ sắt cao và thỉnh thoảng, chúng có thể là nguyên nhân gây bón. Trẻ cần uống sắt nên lưu ý thêm chế độ ăn và chỉ điều trị trong trường hợp đảm bảo trẻ không bị táo bón khi dùng thuốc.

Trẻ em — Nếu con bạn bị táo bón trong thời gian ngắn, nên thay đổi thức ăn trước khi điều trị bằng thuốc.

Nếu con bạn không đi tiêu trong 24 giờ, cố gắng thực hiện theo một số hướng dẫn . Nếu trẻ gặp vấn đề (đau khi đi tiêu hoặc chảy máu hậu môn) nên sử dụng thuốc điều trị ngay.

Chế độ ăn kiêng cho trẻ táo bón

  • Nước trái cây (Fruit juice )– Một số loại nước trái cây giúp phân mềm hơn bao gồm: nước táo, nước đào, nước lê. Trẻ từ 1-6 tuổi có thề dùng < 120 ml nước trái cây nguyên chất, trẻ trên 6 tuổi có thể dùng trên 120 ml nhưng không quá 180ml một ngày.
  • Nước – Không cần thiết phải uống thật nhiều nước để điều trị táo bón. Đối với trẻ lớn hơn một tuổi, lượng nước cần thiết được chỉ định trung bình là 960ml hoặc nhiều hơn (không tính lượng sữa), có thể dùng nhiều hơn nếu trẻ khát nước. Không cần thiết phải uống nhiều nước để điều trị táo bón nếu trẻ không cảm thấy khát nước.
  • Những thức ăn được khuyến cáo- cung cấp cho trẻ thức ăn cân bằng tốt bao gồm: Thức ăn tinh bột – đạm, trái cây và rau…. Tuy nhiên, không tạo áp lực khi con ăn, nên động viên khuyến khích trẻ thường xuyên. Bạn nên thay đổi thức ăn từ 8-10 lần trước khi bỏ cuộc. Bạn nên tránh việc đưa cho bé ăn yogurt, cheese, sữa bò, kem khi bé bị táo bón. Một số thuốc bổ sung chất xơ được khuyến khích dưới dạng nước, viên nhai (chewable tablets); dạng bột pha trong các nước trái cây.
  • Sữa – Một vài trẻ có tình trạng táo bón nghiêm trọng vì không cân bằng protein sữa bò. Nếu các biện pháp điều trị táo bón không hiệu quả , nên tránh sữa bò và các sản phẩm của sữa bò tối thiểu 2 tuần. Nếu tình trạng táo bón được cải thiện bạn có thể cho trẻ sữa bò trở lại. Nếu bạn nhìn thấy máu trong phân, hãy gọi cho bác sĩ.
    Nếu trẻ không uống sữa, trong thời gian này đến tư vấn để đảm bảo trẻ nhận đầy đủ calcium và vitamin D.

Tiếp cận việc huấn luyện con vào nhà vệ sinh: Nếu trẻ bị bón trong khi đang dạy trẻ sử dụng nhà vệ sinh, ngưng việc dạy này tạm thời từ 2-3 tháng sau đó huấn luyện lại. Khi lấy lại tinh thần, động viên trẻ ngồi trên toilet càng sớm càng tốt khi bé cảm giác bực bội khi vào nhà vệ sinh hãy động viên trẻ bằng các hành động ủng hộ (như ôm, hôn, dùng các từ ngữ động viên) cho sự cố gắng của con, tránh việc tạo áp lực cho con.

Động viên về thói quen đi vệ sinh-: Khi khởi đầu tập đi vệ sinh cho trẻ, động viên trẻ ngồi khoảng 10 phút/ lần từ 1-2 lần trong ngày sau khi ăn. Trẻ thường dễ đi tiêu sau buổi ăn, đặc biệt là ăn sáng. Chú ý việc ngồi ngay cả khi trẻ đang đi tiêu, chắc chắn rằng trẻ được đôi chân nâng đỡ, đặc biệt khi sử dụng nhà vệ sinh của người lớn. Nếu cần thiết, sự nâng đỡ của chân nên ở vị thế cao vừa đủ đầu gối trên vùng háng, vị thế này giúp thư giãn cơ vùng chậu và vùng hậu môn. Sự nâng đỡ của chân cũng tạo tư thế chắc chắn khi trẻ ngồi trên bồn cầu.  (See 'Behavior changes' below.)

ĐÁNH GIÁ LÂM SÀNG ĐỂ (NÂNG BẬC) SỬ DỤNG THUỐC- MEDICAL EVALUATION OF CONSTIPATION

Một vài trẻ nhủ nhi và trẻ lớn có một số triệu chứng cần lưu ý với táo bón nhất là không cải thiện bằng các biện pháp can thiệp tại nhà. Trong các trường hợp này, bạn cần đến cơ sở y tế.

Quá trình hỏi bệnh, nếu có triệu chứng đau khi đi tiêu và tần suất xuất hiện triệu chứng. Lưu ý các triệu chứng khác như đau, nôn ói, chán ăn…, lượng nước trẻ uống và cả dấu hiệu có máu trong phân của trẻ. Bạn có thể mô tả tình trạng rắn hoặc mềm của phân hoặc chụp hình phân của trẻ để so sánh bản tiêu chuẩn của Bristol ( Bristol stool care).

Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và kiểm tra vùng hậu môn. Hầu hết các trẻ táo bón không cần làm xét nghiệm hoặc chụp X- rays.

TÁO BÓN TÁI PHÁT- RECURRENT CONSTIPATION

Nếu con bạn có tình trạng táo bón lặp lại, thảo luận với bác sĩ nguyên nhân. Một số trẻ bị táo bón mãn tính có liên quan đến việc nứt hậu môn, trong trường hợp phân lỏng dò xung quanh phân chặt rắn, bởi vì phân dò ri thường mềm, một số phụ huynh thường lẫn lộn với tiêu lỏng.

Những nguyên nhân tái phát bao gồm:

  • Sợ đau do phân rắn hoặc vết nứt hậu môn. Trẻ có thể giữ phân bằng cách thắt chặt cơ hậu môn, nó có thể gây rối với trẻ trong khi phân phải đước tống ra, thảo luận với bác sĩ giúp bạn quan sát và phân biệt hai tình trạng trên:

 

  • Không có đủ thời gian sử dụng nhà vệ sinh.
  • Giảm lượng thuốc nhuận tràng và ngưng thuốc quá sớm.

Điều trị bằng cách làm sạch— Nếu con bạn bị táo bón tái phát, tiếp tục theo các hướng dẫn điều trị tại nhà đã kể trên. Con bạn có thể cũng cần môt phương pháp làm sạch để ruột già trong tình trạng rỗng. Thảo luận với bác sĩ trước khi đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ (such as Miralax] or magnesium hydroxide [Milk of Magnesia]).

Điều trị duy trì — Sau khi làm sạch đường ruột, hầu hết trẻ nhủ nhi và trẻ lớn đều được điều trị vài tháng và có thể kéo dài. Bạn có thể dùng các thuốc nhuận trường (lượng theo chỉ định) để làm mềm phân trẻ mỗi ngày. Mặc dù thuốc nhuận trường co có thể dùng mà không cần kê toa, tuy nhiên phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng liều cơ bản điều đặn.

Cha mẹ cũng nên lưu ý việc cho thuốc nhuận trường thường xuyên, tác dụng phụ là trẻ sẽ không đi tiêu nếu ngưng thuốc, sử dụng thuốc nhuận trường phù hợp sẽ không làm tăng nguy cơ táo bón ở trẻ trong tương lai. Sử dụng thuốc nhuận trường một cách cẩn thận sẽ bẻ gãy chu trình đau hậu môn – giữ phân và giúp trẻ phát triển kỹ năng vào toilet một cách lành mạnh.

Một sốt trẻ cần tiếp tục sử dụng thuốc nhuận trường vài tháng và ngay cả vài năm. Sauk khi chúng ta tạo thói quen đi tiêu và sử dụng nhà vệ sinh một mình trong sáu tháng và sẽ ngưng sử dụng thuốc nhuận trường, đó là lý do nên giảm liều trước khi ngừng thuốc nhuận trường. Không nên ngừng thuốc nhuận trường quá sớm, táo bón có thể tái lại và trẻ phải cần biện pháp điều trị khác. Sử dụng thuốc nhuận trường liều thấp kết hợp chế độ ăn hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ tái phát.

Giải pháp cấp cứu- Trong trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài sẽ làm phình đại tràng xuống. Nếu trẻ không đi tiêu sau 2-3 ngày, có thể bơm hậu môn, thụt tháo thay và duy trì thuốc nhuận trường cũng được khuyến cáo.

 

Thay đổi thói quen—Trẻ lớn thường xuyên bị táo bón, nên thay đổi thói quen sinh hoạt để giúp trẻ không bị táo bón:

  • Động viên con ngồi trên toilet trong 30 phút sau mỗi bữa ăn ( có thể là 10 phút từ 2 đến 3 lần trong ngày). Thực hiện điều này mỗi ngày nếu có thể.
  • thiết kế phần thưởng cho trẻ nhận biết lợi ích của hành động này. Tặng quà cho con sau khi con ngồi ngay cả khi con không thể đi tiêu. Đối với trẻ chuẩn bị đến trường, chúng ta có thể lập các sticker khen thưởng Co thể đọc truyện cùng con, dùng các trò chơi điện tử sử dụng tay chỉ được sử dụng trong thời gian đi vệ sinh.

 

Những gợi ý về chế độ ăn kiêng: Có một vài con số cần được tính toán về chế độ ăn kiêng cho trẻ bị táo bón. Uống nhiều nước và ăn thức ăn có chất xơ không đủ để điều trị cho trẻ đã bị táo bón tái phát, hầu hết những trường hợp này cần thuốc nhuận trường và thay đổi hành vi. (See 'Dietary recommendations' above.)

 

.

KHI NÀO CON BẠN CẦN SỰ HỖ TRỢ- WHEN TO SEEK HELP

Gọi cho nhân viên y tế ngay nếu trẻ đau vùng bụng và vùng hậu môn.

Thêm vào đó, cũng nên gọi cho bác sĩ khi các tình huống này xảy ra:

  • Trường hợp trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi đi tiêu < 3 lần trong tuần.
  • Đối với trẻ lớn hơn bốn tháng tuổi có phân cứng chắc.
  • Trẻ nhỏ hoặc trẻ chán ăn hoặc giảm cân vì táo bón.
  • Trẻ nhỏ có bụng chướng và nôn ói thường xuyên.
  • Bạn thấy máu trong phân hoặc trong tả của trẻ.
  • Con bạn lặp lại chu kỳ táo bón.
  • Con bạn than phiền đau khi đi tiêu.
  • Bạn gặp vấn đề trong kh huấn luyện trẻ vào nhà vệ sinh hoặc trẻ từ chối ngồi bồn cầu howjc sợ khi thấy phân.
  • Bạn có câu hỏi hoặc những vấn đề lo lắng về thói quen đi tiêu của trẻ.

 

https://www.uptodate.com/contents/constipation-in-infants-and-children-beyond-the-basics

ThS. Bs. Lâm Xuân Thục Quyên

Phòng khám Âu Cơ Điều trị phụ khoa Điều trị nam khoa Điều trị nhi khoa Xét nghiệm Siêu âm

Số 164/1B Trần Ngọc Quế, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Hotline: 0292.383.8080

Thời gian làm việc:
- T2 - T6: Sáng 11h30-12h30 | Chiều: 17h-19h30
- T7: Sáng 9h-12h | Chiều: 16h-19h30
- Chủ nhật: Sáng: 9h-12h