0292.383.8080  | 

Viêm dạ dày do HP ở trẻ em - Helicobacter Pylori in Children

Viêm dạ dày do HP ở trẻ em - Helicobacter Pylori in Children
Cập nhật 19/01/2021

Viêm dạ dày do HP ở trẻ em - Helicobacter Pylori in Children

 

Nhiễm HP ở trẻ em là gì? What is H. pylori (Helicobacter pylori) in children?

 

HP (Helicobacter pylori) là xoắn khuẩn ( spiral-shaped germ bacteria) , là loại vi khuẩn có thể sống trong dạ dày .

Vi khuẩn có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày của trẻ và phần đầu của ruột non ( tá tràng - duodenum). Chúng có thể gây viêm (inflammation) , đau (thường gọi là peptic ulcers) tại phần trên của đường tiêu hóa.

Điều gì gây ra nhiễm HP ở trẻ? What causes an H. pylori infection in a child?

 

Các chuyên gia y tế không rõ chính xác tại sao HP có thể lan rộng. Họ tin rằng vi khuẩn có thể bị lây từ người sang người qua đường miệng.

Con của bạn có thể cũng đã tiếp xúc với vi khuẩn nếu bé:

  • Ăn thức ăn không sạch hoặc không được nấu chín an toàn.
  • Uống các thức uống bị nhiễm khuẩn.
  • Không rửa tay sạch đúng cách sau khi đi vệ sinh.

Hầu hết mọi người đều bị phơi nhiễm trong thời kỳ tuổi trẻ.

Nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm HP? Which children are at risk for an H. pylori infection?

 

Các chuyên gia không chắc chắn rằng việc nhiễm HP có yếu tố di truyền (hereditary)hay không. Chúng thường xảy ra ở cộng đồng dân cư đông đúc, nơi mà con người có điều kiện sinh hoạt thấp. Tỷ lệ nhiễm lên đến 75% trẻ em ở các nước đang phát triển (developing countries). Tỷ lệ này thấp hơn ở Mỹ

Những dấu hiệu nhiễm HP ở trẻ? What are the symptoms of an H. pylori infection in a child?

 

Hầu hết những người nhiễm HP sẽ không có triệu chứng trong vài năm ( không rõ lý do).

Sau khi nhiễm HP, con bạn có thể bị viêm  lớp phủ lên dạ dày và gây viêm dạ dày (gastritis) nhưng hầu hết đều không có triệu chứng của tình trạng  viêm nhiễm này

Khi triệu chứng xảy ra, chúng gây đau bụng và đi kèm:

  • Chậm tiêu và đau khi đói.
  • Xảy ra 2-3 giờ sau khi ăn.
  • Xuất hiện và mất đi trong một vài ngày hoặc một vài tuần.
  • Chúng thường xảy ra giữa đêm khi dạ dày bị rỗng.
  • Cảm thấy dễ chịu khi ăn hoặc giảm tiết dùng thuốc giảm tiết acid dạ dày.

Một số triệu chứng khác có thể là:

  • Sụt cân
  • Chán ăn
  • Bụng chướng
  • Thường ợ hơi
  • Buồn nôn
  • Nôn ói

Bằng cách nào chẩn đoán nhiễm HP ở trẻ? How is an H. pylori infection diagnosed in a child?

 

Các bác sĩ sẽ hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm để chẩn đoán khác bao gồm:

  • Xét nghiệm phân (Stool culture): Cũng giống như bất kỳ loại vi khuẩn bất thường trong đường tiêu hóa nó có thể gây ra tiêu chảy và các vấn đề khác. Một mẫu phân nhỏ có thể được đưa đến phòng xét nghiệm.
  • Kiểm tra hơi thở (Breath tests): Test này kiểm tra có carbon trong hơi thở sau khi trẻ uống một loại thức uống đặc biệt. Nếu carbon được tìm thấy, có nghĩa là có HP hiện diện.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên (EGD or upper endoscopy):  Đây là xét nghiệm nhìn trực diện vào niêm mạc thực quản (esophagus), dạ dày ( stomach ), và phần đầu tiên của ruột non ( tá tràng – duodenum). Chuyên viên sẽ sử dụng một ống nhẹ và nhỏ (endoscope), đầu ống có camera, ống được đặt vào họng xuống thực quản, dạ dày và tá tràng. Bác sĩ có thể sẽ nhìn thấy các cơ quan này. Một mẫu bệnh phẩm sẽ được sinh thiết để tìm dấu hiệu nhiễm vi khuẩn H. pylori.

Phương pháp điều trị nhiễm HP ở trẻ. How is an H. pylori infection treated in a child?

 

Điều trị sẽ tùy thuộc và triệu chứng, độ tuổi và tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ,  ngoài ra, còn tùy thuộc bệnh nặng hay nhẹ.

Phác đồ điều trị của con bạn là kháng sinh diệt vi khuẩn.

Con bạn có thể sẽ sử dụng thêm thuốc ức chế tiết acid dạ dày bao gồm:

  • H2-blockers: Đây là loại thuốc ức chế hormone tiết histamine. Histamin là chất kích thích dạ dày tiết acid dịch vị.
  • Ức chế bơm proton (Proton pump inhibitors): Đây là loại thuốc giúp ngăn sự tiết acid từ dịch vị. Chúng ức chế hoạt động của bơm proton.
  • Chất bảo vệ dạ dày (Stomach-lining protectors): Chúng bảo vệ niêm mạc dạ dày và cũng có tác dụng hỗ trợ diệt vi khuẩn.

Những biến chứng nào có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm HP? What are the possible complications of an H. pylori infection in a child?

 

Một vết loét nặng có thể bào mòn dạ dày và gây những vấn đề sau:

  • Chảy máu khi mạch máu bị tổn thương.
  • Đục lỗ (perforation) trên thành dạ dày.
  • Tắt nghẽn khi vết loét tạo một nơi block thức ăn rời khỏi dạ dày.
  • Ung thư dạ dày

Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng nhiễm HP ở con? What can I do to prevent H. pylori in my child?

 

Các bác sĩ không đảm bảo cách để hạn chế HP lây lan từ người sang người, tuy nhiên, thực hiện chế thói quen ăn uống vệ sinh ,đảm bảo dinh dưỡng và rửa tay có thể giảm nguy cơ lây nhiễm, tuy nhiên, những thói quen này bao gồm chắc chắn rằng con bạn:

  • Rửa tay với nước và xà phòng đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Ăn thức ăn sạch và được nấu chín cẩn thận.
  • Nước uống cũng phải sạch và an toàn.

Khi nào bạn cần đi khám chuyên khoa cho trẻ? When should I call my child's healthcare provider?

Đặt lịch hẹn với chuyên khoa khi con bạn có các triệu chứng:

  • Đau bụng thường xuyên
  • Nôn ói
  • Nôn ra máu

Những điểm then chốt trong nhiễm HP ở trẻ em (Key points about H. pylori in children)

  • HP là xoắn khuẩn , tấn công niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non.
  • Đây là nguyên nhân gây viêm, đau và loét thường gọi là peptic ulcers ở phần trên đường tiêu hóa.
  • Hầu hết những người bị nhiễm HP đều không có triệu chứng và tổn thương chủ yếu là gây loét.
  • Chúng có thể lây qua thức ăn, nước uống hoặc lây qua đường miệng.
  • Để giữ sức khỏe cho trẻ, chúng ta lưu ý chế độ ăn uống và rửa tay.

Các bước tiếp theo (Next steps)

Những ghi chú bạn nên tham khảo trước khi đến khám bác sĩ:

  • Biết nguyên nhân và điều bạn thông tin bạn cần biết khi đến thăm khám.
  • Trước khi thăm khám, viết các câu hỏi mà bạn thắc mắc.
  • Lần đầu thăm khám, viết chẩn đoán tên bệnh và bất kỳ thuốc hay các xét nghiệm thực hiện cho bé, ghi rõ hướng dẫn của bác sĩ
  • Hiểu lý do nếu có sử dụng thuốc mới khi điều trị và tác dụng phụ của thuốc.
  • Hỏi rõ tình trạng của trẻ có thể điều trị bằng phương pháp nào khác?
  • Hỏi lý do tại sao phải xét nghiệm hay thực hiện thủ thuật ở trẻ và kết quả của xét nghiệm có ý nghĩa gì?
  • Hiểu điều gì có thể xảy ra nếu trẻ không uống thuốc và làm xét nghiệm.
  • Nếu con bạn có các cuộc hẹn thăm khám, viết rõ ngày và thời gian, mục đích của cuộc tái khám.
  • Hiểu cách có thể tiếp cạn với các chuyên gia sau giờ làm việc, điều này rất quan trọng đặc biệt kh trẻ trong tình trạng nặng cần sự hỗ trợ.

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=helicobacter-pylori-in-children-90-P01996

ThS. Bs. Lâm Xuân Thục Quyên

Phòng khám Âu Cơ Điều trị phụ khoa Điều trị nam khoa Điều trị nhi khoa Xét nghiệm Siêu âm

Số 164/1B Trần Ngọc Quế, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ

Hotline: 0292.383.8080

Thời gian làm việc:
- T2 - T6: Sáng 11h30-12h30 | Chiều: 17h-19h30
- T7: Sáng 9h-12h | Chiều: 16h-19h30
- Chủ nhật: Sáng: 9h-12h