VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH
(Jaundice in newborns)
Vàng da (ở trẻ sơ sinh) là gì?
Vàng da là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Chúng thường tạo thành những đốm vàng trên da của trẻ và màu trắng ở mắt cũng chuyển sang màu vàng. Trẻ bị vàng da là khi tình trạng blirulin tăng trong máu.
Bilirubin là chất gây nhuộm mày khi hồng cầu bị tiêu hủy trong cơ thể. Việc xử lý hồng cầu lúc này xảy ra ở gan, tái sử dụng và thải trừ nguyên liệu trong cơ thể. Khi trẻ bị vàng da có nghĩa là cơ thể chúng tạo quá nhiều bilirubin hoặc gan không tống bilirubin nhanh kịp tốc độ.
Việc cho con bú ( đặc biệt là sữa mẹ) ngay những giờ đầu và những ngày đầu ngay sau khi sinh sẽ làm giảm nguy cơ vàng da. Con bạn sẽ đi tiêu nhiều phân và lượng sữa sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho gan đào thải bilirubin.
Vàng da có nguy hiểm không?
Đa số các trường hợp không nguy hiểm cho trẻ. Việc này thường xảy ra trong suốt 3-5 ngày đầu sau sinh. Sau đó nó sẽ mất đi khi cơ thể học được cách xử lý bilirubin. Trong một vài trường hợp, có nhiều bilirubin trong máu của trẻ thì sẽ nguy hiểm. Nếu mức bilirubin tăng cao, chúng tác động lên một số tế bào não. Điều này làm cho trẻ ít vận động, một số ít trường hợp trẻ co giật ( seizure or convulsion). Hậu quả có thể dẫn đến tử vong, động kinh, chậm phát triển tâm thần-vận động. ..May mắn là nó có thể được ngăn ngừa.
Bằng cách nào bạn biết được mức bilirubin sẽ tăng cao?
Xét nghiệm máu có thể đo lường lượng bilirubin trong máu của trẻ và giúp bác sĩ chỉ định một phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ cũng có thể sử dụng những phương pháp đo lường khác trên da để đưa ra lời đề nghị đặc biệt trong điều trị. Bác sĩ và điều dưỡng có thể dựa vào sự phân bố các điểm vàng da trên cơ thể trẻ nếu họ biết chính xác thời điểm xuất hiện vàng da của trẻ.
Thông tin này có thể cung cấp cho bạn khi bạn và trẻ rời khỏi bệnh viện. Nếu xét nghiệm gợi ý trẻ có mức bilirubin cao hơn mức trung bình, trẻ cần được điều trị, các bác sĩ sẽ có kế hoạch với nhau để theo dõi quá trình điều trị và đáp ứng điều trị ở trẻ và sẽ có nhiều loại test khác nhau được thực hiện nếu cần thiết.
Điều trị vàng da ở trẻ như thế nào?
Khi một trẻ sơ sinh có những dấu hiệu của vàng da, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và làm một số xét nghiệm máu giúp xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị.
Một phương pháp thường sử dụng làm giảm mức độ bilirubin trong máu là bộc lộ da của trẻ dưới ánh sáng- phương pháp được gọi là chiếu đèn vàng da ( phototherapy). Mắt của trẻ được che kín, trẻ được dùng nhiều nước hơn bình thường ( nhiều hơn lượng sữa mẹ thông thường).
Chiếu đèn vàng da rất an toàn, nhưng nó phải được sử dụng đúng chỉ định ( thường là 2-3 ngày). Một số trường hợp nguy hiểm, trẻ phải được thay máu ( blood transfusion).
Khi nào vàng da sơ sinh trở nên nguy hiểm?
Vàng da có thể trở thành vấn đề cho một số trẻ bao gồm:
Sau khi xuất viện, bạn sẽ cần liên hệ với bác sĩ khi nào?
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại đường dẫn :
A Canadian Paediatric Society position statement “Guidelines for detection, management and prevention of hyperbiliribinemia in term and late preterm newborn infants (35 or more weeks’ gestation)”, developed by the Fetus and Newborn Committee, is available at www.cps.ca/english/publications/StatementsIndex.htm.
ThS.Bs. Lâm Xuân Thục Quyên
Số 164/1B Trần Ngọc Quế, Q. Ninh Kiều, Tp Cần Thơ
Hotline: 0292.383.8080
Email: [email protected]
Thời gian làm việc:
- T2 - T6: Sáng 11h30-12h30 | Chiều: 17h-19h30
- T7: Sáng 9h-12h | Chiều: 16h-19h30
- Chủ nhật: Sáng: 9h-12h